Hỏi – đáp về sửa nhà

CHUYÊN MỤC HỎI – ĐÁP VỀ SỬA NHÀ

Thấu hiểu những lo lắng của khách hàng khi có nhu cầu về cải tạo – sửa chữa nhà ở. The Box lập ra chuyên mục Hỏi – Đáp về sửa nhà để giải đáp tất cả những thắc mắc đó. Chuyên mục bao gồm những câu hỏi được cập nhật liên tục và các câu trả lời dưới dạng ngắn gọn, súc tích & đi vào trọng tâm câu hỏi. Hy vọng thông qua những giải đáp của The Box, các bạn sẽ có cho mình những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này, đồng thời có những lựa chọn chính xác và đúng đắn trong việc cải tạo – sửa chữa căn nhà của mình nhé!

TƯ VẤN NHANH TỪ CHUYÊN GIA 24/7 (Click vào hình hoặc quét mã QR để nhận tư vấn)

1. SỬA NHÀ CÓ CẦN XIN PHÉP KHÔNG?

– Sửa nhà cần xin phép với trường hợp thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng. Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình, thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

– Trường hợp nào thì không cần xin phép? Sửa nhà không cần xin phép khi sửa chữa không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng. Không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình. Thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

2. SỬA NHÀ CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Sửa nhà cần chuẩn bị những hồ sơ (giấy tờ sau):

– Đơn đề nghị cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ

– Giấy tờ chứng mình quyền sở hữu, sử dụng nhà ở (thường là sổ hồng, sổ đỏ,…)

– Giấy tờ cá nhân (CMND, CCCD)

– Bản vẽ hiện trạng, cải tạo

3. SỬA NHÀ MẤT BAO NHIÊU THỜI GIAN?

Đây là dạng câu hỏi không có câu trả lời chính xác. Thời gian sửa nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khối lượng công việc, hạng mục sửa chữa, điều kiện thi công,… Tuy nhiên, với các căn nhà phố thông thường, thời gian sửa nhà dao động trong khoảng từ 30 – 45 ngày (với khối lượng nhiều), từ 7 – 15 ngày (với khối lượng ít).

4. CÓ THỂ TỰ ƯỚC TÍNH CHI PHÍ SỬA NHÀ ĐƯỢC KHÔNG?

Nếu bạn có chút hiểu biết về các công tác thi công thì hoàn toàn có thể tự ước tính được chi phí sửa nhà. Tuy nhiên chi phí này chỉ mang tính tương đối. Vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới chi phí sửa nhà mà một người bình thường không thể tìm hiểu hết được như:

– Sự gia tăng của vật tư xây dựng

– Đơn giá nhân công biến động

– Sự liên đới của các công tác thi công ảnh hưởng đến giá thành

– Các chi phí phụ không tính đến trong các bảng giá được công bố (như vận chuyển hẻm nhỏ, hao hụt vật tư,…)

5. NÊN SỬA NHÀ VÀO KHOẢNG THỜI GIAN NÀO TRONG NĂM?

Tùy thuộc vào hạng mục sửa chữa để cân nhắc. Đa phần mọi người lưu ý đến vấn đề này khi sửa chữa các hạng mục liên quan đến thấm dột, bao che (mái, tường,…). Những giải pháp tối ưu cho các vấn đề này thường là tránh mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 11 ở Tp. HCM)

Một chi tiết khác cũng cần được lưu tâm. Đó là khoảng thời gian cận Tết, khi mà lượng công việc nhiều – thiếu hụt nhân công lao động.

6. NÊN TỰ SỬA HAY THUÊ ĐƠN VỊ SỬA NHÀ?

Câu trả lời của The Box là bạn nên tự sửa nếu đó là các vấn đề nhỏ, hoặc nằm trong chuyên môn – khả năng của bạn. Bạn nên tìm thuê đơn vị sửa nhà chuyên nghiệp khi cần giải pháp tốt hơn, cũng như vấn đề của căn nhà vượt qua chuyên môn và kiến thức mà bạn nắm.

7. CÓ NÊN MUA VẬT TƯ VÀ THUÊ NHÂN CÔNG SỬA NHÀ KHÔNG?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người tự đặt ra cho mình khi tìm kiếm giải pháp cải tạo – sửa chữa nhà. Bạn chỉ nên làm như vậy khi bạn có thời gian, có kiến thức – và không yêu cầu quá cao ở các giải pháp sửa chữa. Bạn muốn tiết kiệm chi phí, bù lại bạn phải đánh đổi bằng thời gian dành cho công việc khác của mình. Chưa kể, các vấn đề nảy sinh trong quá trình thi công buộc bạn phải đưa ra các quyết định. Việc này có thể gây ra các hư hại về sau nếu dựa trên các quyết định thiếu chuẩn xác của bạn. Đó là điều đáng để cân nhắc!

8. SỬA NHÀ KHÁC VỚI CẢI TẠO NHÀ NHƯ THẾ NÀO?

Đa phần mọi người thường lẫn lộn giữa 2 thuật ngữ ” cải tạo nhà ” và ” sửa nhà “. Một cách đơn giản, có thể phân biệt như sau:

– Cải tạo nhà là khi bạn muốn có giải pháp tổng thể hơn tác động vào căn nhà. Đó là: không gian, công năng sử dụng, cây xanh, kiến trúc, nội thất,…

– Sửa nhà là khi căn nhà gặp các vấn đề về sử dụng, suy giảm khả năng làm việc. Căn nhà cần các giải pháp sửa chữa lại.

9. SỬA NHÀ CÓ BẢO HÀNH KHÔNG?

Tùy vào thỏa thuận công việc giữa 2 bên. Có hoặc không có bảo hành đối với sửa chữa nhà. Thực tế, có thể có bảo hành đối với hạng mục công việc cụ thể. Ví dụ: bảo hành chống thấm, bảo hành chống dột,…

10. MẪU HỢP ĐỒNG SỬA NHÀ THAM KHẢO?

Mỗi công ty sẽ có những hợp đồng với nội dung được soạn thảo khác nhau. Bạn có thể tham khảo hợp đồng của The Box về sửa nhà tại đường link sau:

https://thebox.com.vn/hop-dong-sua-chua-nha-o/

11. ĐƠN GIÁ SỬA NHÀ?

Các công ty khác nhau sẽ có cách định vị khách hàng và cơ cấu giá thành khác nhau. Đơn giá chỉ mang tính tham khảo và sẽ linh hoạt thay đổi theo khối lượng công việc, hạng mục thi công và biến động khách quan của thị trường. Đơn giá sửa nhà của The Box, bạn có thể tham khảo ở đường link sau:

https://thebox.com.vn/don-gia-sua-nha/

12. NHỮNG TRANH CÃI THƯỜNG XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH SỬA NHÀ?

Tranh cãi trong quá trình sửa nhà thường đến từ các thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng. Một số đến từ khách hàng như: yêu cầu làm thêm, thay đổi hạng mục – thỏa thuận ban đầu,… nhưng không chịu trả thêm chi phí. Một số lại đến từ đơn vị sửa nhà, khi khảo sát – báo giá không chi tiết. Giải pháp đưa ra không xử lý hết mọi vấn đề, dẫn đến các phát sinh không lường trước được.

13. KINH NGHIỆM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐƠN VỊ SỬA NHÀ?

Bạn hoàn toàn có thể đánh giá năng lực của đơn vị sửa nhà. Dựa vào các gợi ý sau đây của The Box:

– Thông tin của công ty sửa nhà (địa chỉ, website, email, số điện thoại,…)

– Các dự án mà công ty đó đã làm

– Tính chuyên nghiệp, tác phong trong công việc (đúng giờ hẹn, trang phục, công cụ làm việc,…)

– Tư vấn chính xác, đúng trọng tâm các vấn đề cần sửa chữa,…

14. LÀM SAO ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KẾT CẤU CĂN NHÀ TRƯỚC KHI SỬA CHỮA?

Để đánh giá đúng tình trạng kết cấu của căn nhà trước khi sửa chữa cần quy trình làm việc bài bản và khoa học. Có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm. Bên cạnh việc sử dụng các máy móc hỗ trợ. Về cơ bản, đánh giá cần dựa vào các yếu tố sau:

– Các tài liệu khảo sát hiện trạng nhà trong quá trình sử dụng;

– Tài liệu khảo sát địa chất;

– Tài liệu về môi trường xung quanh.

 – Năm xây dựng và năm đưa vào sử dụng;

– Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công;

– Giải pháp mặt bằng, kết cấu, nền móng, kiến trúc công trình;

– Vật liệu sử dụng;

– Sự thay đổi công năng, gia tăng tải trọng,…;

– Các thông tin của các đợt khảo sát, sửa chữa trước đó.

Đây là việc làm đặc biệt quan trọng, nhất là với những căn nhà phố muốn nâng tầng.