Vệ sinh nhà cửa đúng cách

VỆ SINH NHÀ CỬA ĐÚNG CÁCH

Nhà cửa là không gian sống quan trọng của mỗi chúng ta, để duy trì không gian sống sạch sẽ, thoải mái và lành mạnh, quá trình vệ sinh nhà cửa đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết vệ sinh nhà cửa đúng cách, giúp bạn tận hưởng một môi trường sống tốt nhất.

DỌN DẸP TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI

– Để vệ sinh dọn dẹp một cách nhanh chóng thì bạn nên dọn dẹp từ trên xuống dưới. Từ tầng cao xuống tầng thấp, thừ các vật dụng trên cao xuống dưới;

– Để tránh trường hợp dọn dẹp lại lần 2 nếu bạn xử lý từ phía dưới lên trên. Bụi bẩn sẽ rơi từ phía trên xuống khu vực đã được làm sạch, bạn lại mất công dọn dẹp các khu vực phía dưới lại một lần nữa.

– Cần phải vệ sinh trần nhà, quạt, điều hòa, các đồ vật treo tường,… trước, sau đó mới dọn dẹp các khu vực, vật dụng ở phía dưới như bàn ghế, sàn nhà,..

LÊN KẾ HOẠCH DỌN DẸP MỖI NGÀY

Nhiều người có thói quen dọn dẹp nhà cửa vào mỗi cuối tuần. Do vậy họ thường mất rất nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa, và biến ngày nghỉ không khác ngày đi làm hằng ngày.

Để tránh trường hợp quá tải việc dọn dẹp nhà cửa vào cuối tuần. Bạn nên có kế hoạch dọn dẹp vào mỗi ngày.

Các khu vực cần dọn dẹp mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đó chính là khu vực phòng bếp và nhà vệ sinh.

– Đối với phòng bếp: nên lau chùi dầu mỡ bám dính trên bề mặt sau mỗi lần nấu ăn. Việc này sẽ tránh sinh ra nấm mốc và vi khuẩn làm hại đến sức khỏe;

– Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, thiếu ánh sáng nên chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Do vậy cần phải sinh thường xuyên sau mỗi ngày sử dụng.

– Đối với các khu vực còn lại như phòng ngủ, phòng khách nên sắp xếp đồ dùng ngăn nắp. Dọn dẹp đến đâu thì sắp xếp lại như cũ để tiết kiệm thời gian.

BẢO VỆ TAY KHI DỌN DẸP NHÀ CỬA

Bạn nên đeo bao tay mỗi lần dọn dẹp vì:

– Da tay rất nhạy cảm với các thành phần hóa chất có trong chất tẩy rửa. Việc tiếp xúc trực tiếp với những chất này có thể làm khô da và gây kích ứng.;

– Khi dọn dẹp, bạn có thể phải đối mặt với các vật dụng sắt nhọn, thủy tinh vỡ,… và nếu không may bạn sẽ bị thương, vết cắt và trầy xước;

– Giảm nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn, vi rút gây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp;

– Đeo găng tay giúp làm giảm áp lực cơ học lên da tay. Giúp bảo vệ khớp và cơ nếu phải nâng hay di chuyển đồ đạc nặng.

SỬ DỤNG ĐÚNG DỤNG CỤ VỆ SINH CHO TỪNG KHÔNG GIAN

PHÒNG KHÁCH & PHÒNG NGỦ

– Chọn nước lau sàn không gây trơn trượt để đảm bảo an toàn khi lau sàn;

– Nên dùng loại vải có lông mềm để không gây trầy xước và làm sạch các bề mặt như bàn, ghế, sàn gỗ…

– Sử dụng thêm các dung dịch bảo dưỡng để duy trì độ sáng bóng và chống mối mọt cho đồ nội thất gỗ.

– Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng các thiết bị điện như máy hút bụi, robot hút bụi.

KHU VỰC BẾP

– Sử dụng các sản phẩm đa năng dành riêng cho khu vực bếp. Như dùng kem tẩy rửa đa năng để tẩy những vết dầu mỡ cứng đầu bám trên bề mặt bếp và khu vực nấu nướng;

– Sử dụng kem tẩy chuyên dụng để vệ sinh xoong nồi;

– Nên vệ sinh tủ lạnh, lò vi sóng/ lò nướng, hộp gia vị, kệ đựng bát đĩa vào mỗi tuần.

NHÀ VỆ SINH

– Làm sạch bồn tắm, bồn cầu, lavabo, lau gương,… Vứt rác sau mỗi ngày sử dụng để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ gìn các thiết bị trong nhà tắm không bị bám dính nước và hơi ẩm.

– Sử dụng các dung dịch làm sạch vết bẩn và vi khuẩn: chất tẩy rửa bồn cầu chuyên dụng hoặc sử dụng banking soda làm chất tẩy rửa ít tốn kém.

LAU CÁC VẾT BẨN NGAY LẬP TỨC

– Để tránh việc phải mất thời gian xử lý các vết bẩn cứng đầu lâu ngày thì bạn nên xử lý ngay lập tức khi chúng vừa xuất hiện;

– Các vết bẩn từ thức ăn, dồ uống, nước tương,… nếu không xử lý ngay sẽ bốc mùi, bám lâu, ố vàng và khô cứng khó làm sạch.

SỬ DỤNG THÊM CÁC THIẾT BỊ ĐỂ NGĂN NGỪA BỤI BÁM

– Hiện nay, máy lọc không khí có thể lọc sạch bụi bẩn, khói bụi, lông thú, các chất ô nhiễm,… Đặc biệt với các căn nhà có vị trí gần mặt tiền đường, các bờ kênh thì nên sử dụng.