Giải pháp thiết kế nhà có diện tích nhỏ

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NHÀ CÓ DIỆN TÍCH NHỎ

Nhà có diện tích nhỏ khá phổ biến tại các đô thị lớn. Nơi có mật độ xây dựng cao, nhà cửa được xây dựng chen chúc trong và ngoài các ngõ phố.

Vì có diện tích nhỏ, với chiều ngang và chiều sâu hạn chế. Nhà nhỏ lại càng phải chú trọng hơn trong thiết kế. Nhằm tối đa hóa không gian sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến kiến trúc – thẩm mỹ của căn nhà.

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU PHÙ HỢP

Phương án kết cấu được xem xét kỹ trong hiện trạng khu vực thiết kế. Hiện trạng các căn nhà liền kề, tính chất của nền đất hiện hữu. Việc này còn ảnh hưởng đến giải pháp thi công sau này.

Tiết diện của cột, dầm cần được tính toán tối ưu để không chiếm diện tích, làm nhỏ không gian sử dụng.

Với phương án sử dụng kết cấu nhà lắp ghép khung thép, cần tính  toán khả năng làm việc của các vật liệu khác nhau. Khả năng chống thấm, chống mưa về lâu dài.

CẤU TRÚC CỦA THANG PHẢI ĐƯỢC QUAN TÂM HÀNG ĐẦU

Với nhà có diện tích nhỏ. Nên hạn chế sử dụng thang bê tông cốt thép. Gây khó khăn cho công tác thi công ván khuôn. Cầu thang bê tông còn tăng cảm giác chật chội, đồng thời hạn chế lưu thông gió & ánh sáng.

Có thể sử dụng cầu thang sắt bậc gỗ, lan can kính,… Giải pháp đáp ứng thời gian thi công nhanh mà cũng rất thẩm mỹ.

Cầu thang nên bố trí phía cuối nhà để cấu trúc phòng rộng hơn. Thang nên sử dụng loại 1 vế, kẹp tường với nhà có bề ngang hẹp.

HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC NGĂN CHIA KHÔNG GIAN

Không gian nhà nhỏ cần hạn chế ngăn chia bằng các vách ngăn, mảng tường. Điều này làm tăng sự thông thoáng, tạo cảm giác liên thông và rộng rãi hơn cho căn nhà. Trong trường hợp buộc phải ngăn chia, nên ưu tiên sử dụng các vật liệu nhẹ, cơ động và thoáng (vách nhôm kính, vách kính, vách nhựa,…)

ƯU TIÊN SỬ DỤNG TÔNG MÀU SÁNG

Tông màu sáng giúp không gian tươi sáng và rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, tất nhiên là nên hạn chế tối đa các gam màu tối, các đồ vật trang trí tối màu.

VẬT LIỆU ĐƠN GIẢN, KHÔNG RỐI MẮT

Gạch lót sàn, hoa văn tấm ốp, giấy dán tường,… nên chọn ít họa tiết. Có cấu trúc trơn, phẳng, không màu mè.

ĐỒ NỘI THẤT TỐI GIẢN, THÔNG MINH

Sử dụng nhiều các đồ trang trí nội thất tối giản, thông minh, gấp gọn được.  Kết hợp với các giải pháp về phụ kiện cơ động, giảm tối đa sự lồi lõm ở bề mặt (sử dụng tay nắm âm, giấu tay nắm,…)

Nội thất là đa chức năng, nhiều công năng trong 1 sản phẩm. Điều này nhằm hạn chế số lượng, mà vẫn đủ công năng sử dụng. Ví dụ:

– Sử dụng các không gian ở gầm cầu thang, gầm giường

– Sử dụng bàn ăn di động, gấp gọn

– Sử dụng Sofa kết hợp giường

– Sử dụng giường gấp gọn trong tủ,…

CÁC MẢNG KÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU HƠN

Ưu tiên các giải pháp sử dụng kính để gia tăng độ thoáng, giảm bớt sự chật hẹp và gò bó của không gian nhỏ mang lại. Ví dụ:

– Gắn thêm gương phản xạ ở các mảng tường

– Sử dụng vách ngăn là kính

– Có thể nghiên cứu gạch kính trong một số trường hợp

LƯU TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ THOÁT HIỂM

Trong quá trình thiết kế phải nghĩ đến hướng, vị trí thoát hiểm. Đặt ra các giả thiết và tìm câu trả lời cho từng tính huống cụ thể. Đây là vấn đề không thể xem nhẹ, đặc biệt là với những căn nhà nhỏ – nơi diện tích khiêm tốn, khó bố trí các lối thoát hiểm như thông thường.

GIẢI PHÁP THOÁT MÙI, THÔNG GIÓ & LẤY SÁNG TỰ NHIÊN

Vì là nhà nhỏ, lại chứa nhiều công năng. Nên việc thoát mùi đa phần là xử lý bằng quạt hút, máy hút mùi. Dẫn mùi vào hệ thống hộp kỹ thuật và đưa lên mái.

Có thể cải thiện thêm khả năng thông gió & lấy sáng tự nhiên thông qua giếng trời, mái kính, ô gạch bông gió,…