Bê tông trần – Hiệu ứng mới lạ

Bê tông là vật liệu tiêu biểu, có vai trò chủ đạo trong kết cấu công trình. Ngày nay, bê tông còn là vật liệu kiến trúc với nét cá tính riêng biệt. Bê tông trần được tạo ra vô cùng đơn giản: khi dỡ ván khuôn, bề mặt bê tông được giữ nguyên – không tô trát, ốp lát hay bọc phủ.

Hãy cùng The Box tìm hiểu về hiệu ứng mới lạ này qua bài viết sau nhé!

Bê tông trần trên thế giới

Nguồn gốc

Vật liệu bê tông (hay còn gọi là bê tông cốt thép) ra đời ở châu Âu cuối thế kỷ 19. Là một bước ngoặt trong lịch sử kiến trúc – xây dựng của loài người. Bê tông dần thay thế những vật liệu truyền thống trước đó như đất, đá, gạch, gỗ…

Với bê tông, kiến trúc trở nên đa dạng hơn. Vật liệu bê tông đã tạo nên nền kiến trúc hiện đại thế giới của thế kỷ 20 và vẫn còn tiếp tục thống trị trong tương lai.

Bê tông là vật liệu dành cho kết cấu. Được dùng làm các bộ phận chịu lực của công trình (móng, cột, dầm sàn). So với các loại vật liệu trước đó, bê tông hoàn toàn khác ở đặc tính, quy trình thi công. Đó là sự chuyển hóa ở trạng thái lỏng – dẻo sang cứng trong ván khuôn (coffa). Chính vì vậy, vật liệu bê tông cho phép tạo hình đa dạng và biến hóa. Vật liệu tạo nên bê tông phần lớn là những vật liệu có sẵn, nhiều trong tự nhiên (cát, sỏi, đá) nên giá thành của bê tông tương đối rẻ. Có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa bàn, địa hình với nhiều loại công trình khác nhau.

Đặc tính

Không dừng lại ở vật liệu chịu lực cho kết cấu. Bê tông còn tham gia với vai trò là vật liệu kiến trúc, vật liệu trang trí. Kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật – Tadao Ando là đại diện tiêu biểu cho trường phái áp dụng bê tông trần vào các thiết kế đương đại.

Bê tông trần có nét đẹp riêng bởi sự thô ráp và màu xám đặc trưng. Tuy nhiên, để tạo nên bề mặt bê tông đẹp là không hề dễ. Đòi hỏi hệ thống ván khuôn chất lượng cao, được tính toán cẩn thận, tỉ mỉ theo mạch ngưng khi thi công. Trong quá trình thi công đòi hỏi chất lượng bê tông chuẩn, cùng tay nghề thợ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, tất cả các hệ thống kỹ thuật đi ngầm (dây, ống) nằm trong bê tông phải được lắp đặt, đấu nối chuẩn xác trước khi tiến hành thi công đổ bê tông vào ván khuôn.

Trên thế giới, bê tông trần được sử dụng phổ biến ở nhiều thể loại công trình. Ở cả không gian ngoại thất và nội thất. Chất liệu bê tông tưởng như thô mộc nhưng lại vô cùng tinh tế khi được sử dụng hệ thống ván khuôn khoa học và thẩm mỹ.

Hiện tại, đây vẫn là một xu hướng vật liệu trên thế giới, được nhiều kiến trúc sư theo đuổi. Bê tông trần không chỉ tồn tại ở các bộ phận kiến trúc mà còn tham gia vào nội thất như các dạng bàn – ghế, quầy, giá, kệ… Làm phong phú và tăng nhiều cảm xúc cho không gian.

Bê tông trần ở Việt Nam

Hạn chế

Ở Việt Nam, các cấu kiện bê tông thường được trát vữa rồi sau đó sơn hoặc ốp lát. Công trình mà để trần bê tông được coi là thiếu kinh phí, không hoàn thiện.

Hiện nay, một số kiến trúc sư đã mạnh dạn sử dụng bê tông trần vào các công trình dân dụng – chủ yếu là nhà ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên ứng dụng còn nhiều hạn chế:

– Ít chủ nhà, chủ đầu tư nào thích chất liệu thô mộc này.

– Giá thành tăng cao do chi phí cho hệ thống ván khuôn và nhân công.

– Trình độ thi công của thợ và điều kiện thi công cụ thể ở Việt Nam.

Nhiều công trình sử dụng vật liệu này ở trạng thái không chủ động. Tức là sau khi dỡ ván khuôn, thấy đẹp nên không trát. Hoặc chủ động không hoàn toàn. Chủ ý làm bê tông trần, nhưng nếu dỡ ván khuôn thấy xấu thì lại trát. Thêm nữa, hầu hết chất liệu bê tông cũng chỉ xuất hiện ở các cấu kiện kết cấu bắt buộc, như cột, dầm, sàn. Hiếm có công trình nào thiết kế tường bê tông với dụng ý để trần bề mặt. Nguyên nhân điều này xuất phát từ cả lý do kinh tế và kỹ thuật: chi phí vật tư và nhân công cao cùng tay nghề thợ thi công.

Một điều nữa cũng liên quan đến yếu tố sử dụng. Đó là quy trình thi công, cấu tạo các cấu kiện kiến trúc khác cũng phải tuân thủ theo hợp lý, như cửa, lan can, mái… Vì không thể làm theo cách cũ là cứ… đục ra rồi trát lại.

Ưu điểm

Trong tương quan vật liệu về mặt thẩm mỹ. Bê tông trần phù hợp với nhiều vật liệu, màu sắc. Màu của bê tông trần là màu xám của xi măng, là màu trung tính. Có thể đi với rất nhiều màu sắc khác. Chất cảm bề mặt của bê tông trần phù hợp với cả các loại vật liệu thô mộc như gốm, đá tự nhiên, gỗ… Ở góc khác, bê tông trần lại tương phản đầy hiệu quả với những loại vật liệu hiện đại như thép, kính, sơn… Với cách thức để nguyên bề mặt khi dỡ ván khuôn. Nhà thiết kế có thể chủ động tạo hình những hoa văn trên bề mặt bê tông trần bằng cách sử dụng ván khuôn có hình hay hoa văn theo ý đồ định trước.

Ở Việt Nam, bê tông trần vẫn còn mới mẻ. Nhưng đang dần là xu hướng, và đó là tín hiệu tích cực. Đem lại sự đa dạng trong các công trình kiến trúc và góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật trong cả thiết kế và thi công.

Chia sẻ: