GIẢI PHÁP THIẾT KẾ AN TOÀN CHO NHÀ CÓ TRẺ NHỎ
Một môi trường sống an toàn và lành mạnh sẽ giúp trẻ được phát triển tốt. Do đó, ngôi nhà ngoài những yếu tố thẩm mỹ, đầy đủ công năng thì việc đảm bảo an toàn cần phải đặt lên hàng đầu. Nhất là đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ. Trong bài viết này, The Box sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết một số giải pháp thiết kế an toàn cho nhà có trẻ nhỏ nhé!
Contents
THIẾT KẾ KHÔNG GIAN MỞ
Trẻ em được hoạt động trong một không gian mở sẽ giúp cơ thể bé trở nên linh hoạt, tinh thần thoải mái, tích cực. Việc tạo nên một khu vui chơi ngay trong ngôi nhà không chỉ giúp trẻ thoải mái hoạt động. Mà còn giúp trẻ đều ở trong tầm nhìn và giám sát của người chăm sóc.
Lưu ý nên thiết kế các đồ nội thất sát tường, hạn chế các chi tiết rườm rà. Để tạo không gian vui chơi rộng rãi, không vướng víu bởi đồ nội thất.
ƯU TIÊN CÁC ĐỒ NỘI THẤT KHÔNG CÓ CẠNH SẮC NHỌN
Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Nên hạn chế các đồ nội thất có góc cạnh sắc nhọn, giảm nguy cơ chấn thương nếu các bé vấp té hoặc đụng phải
Bạn có thể dùng những miếng lót cao su, bọc lại/ bo góc các cạnh sắc nhọn. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có hình dáng bầu dục hoặc tròn.
CHÚ Ý KHU VỰC BAN CÔNG VÀ CỬA SỔ
Khu vực ban công là một khu vực mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Rất nhiều sự việc đau lòng và đáng tiếc đã xảy ra liên quan đến ban công không đảm bảo an toàn. Một số lưu ý khi thiết kế khu vực này như sau:
– Tránh sử dụng các thanh ngang ở lan can. Trẻ nhỏ có thể vịn vào hoặc trèo lên;
– Lan can ban công phải thiết kế chiều cao đủ để trẻ 6 tuổi không trèo qua được;
– Kích thước các khe hở trên lan can cần đảm bảo không đút lọt quả cầu đường kính tối thiểu 10cm;
– Đối với các tòa nhà có nhiều tầng, khu vực ban công cần được rào chắn, lưới bảo vệ;
– Lưới bảo vệ (lưới an toàn) có khả năng cắt bằng kìm cộng lực trong tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn;
– Nên tránh đặt các đồ đạc như bàn ghế, máy giặt, tủ kệ ở ban công, vì trẻ nhỏ có thể tự leo lên.
NÊN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TỦ KỆ CỐ ĐỊNH
Trẻ em thường thích đu bám lên các kệ tủ. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tủ có thể ngã đè lên trẻ nhỏ. Để đảm bảo an toàn và mang lại giá trị thẩm mỹ. Bạn có thể áp dụng một số giải pháp như sử dụng tủ âm tường, tủ kịch trần. Giúp tạo nên không gian rộng rãi và giảm bớt thu hút sự chú ý của trẻ.
Thiết kế hệ tủ có kích thước rộng rãi để trữ nhiều đồ đạc. Giúp không gian nhà được gọn gàng, tránh để quá nhiều đồ đạc ở trên cao vì rất dễ rơi vào trẻ.
LỰA CHỌN VẬT LIỆU SÀN CÓ ĐỘ BÁM CAO
Lựa chọn chất liệu sàn nhà là một yếu tố quan trọng cần lưu ý để đảm bảo an toàn. Nhất là đối với các gai đình có người già và trẻ nhỏ. Sàn gỗ là một loại vật liệu được ưu iên sử dụng vì có độ bám chân cao. Giúp giảm nguy cơ trượt khi trẻ chạy nhảy lên sàn.
Sàn gỗ có độ bám tốt, dẫn nhiệt thấp nên giúp giữ cho ngôi nhà mát mẻ vào màu hè và ấm áp vào mùa đông. Đem lại sự thoải mái cho gia đình, đặc biệt là các bé.
THIẾT KẾ CẦU THANG CÓ TAY VỊN VÀ KHÔNG CÓ KẺ HỞ LỚN
– Đối với cầu thang có bậc thang hở, đồ hở giữa các bậc cần được thiết kế an toàn để trẻ nhỏ khô chui lọt qua, bề mặt bậc thang cũng cần được trống trượt;
– Tay vịn của cầu thang cần đảm bảo chiều cao từ 900mm trở lên, chắc chắn và có thể nắm chặt được. Lan can cũng cần phải cố định chặt chẽ tại các cạnh sàn.
– Cân nhắc sử dụng cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang nếu nhà có trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Cửa chắn có thể làm từ gỗ, nhựa, kim loại, lưới và cần dễ dàng tháo lắp.
CHÚ Ý VỊ TRÍ CÁC Ổ ĐIỆN
Đã có không ít trường hợp trẻ bị điện giật do nghịch vào ổ điện như dùng tay, bút, các vật dụng cứng,… Do vậy, bạn cần:
– Thiết kế vị trí ổ điện ở nơi mà trẻ không dễ dàng nhìn thấy hoặc tiếp cận từ tầm mắt trẻ;
– Sử dụng các nút bịt ổ điện là biện pháp ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với ổ điện hiệu quả.