Lựa chọn tủ thờ – Những điểm cần lưu ý

Tủ thờ là một loại nội thất truyền thống thường được đặt trong nhà để thực hiện việc thờ cúng và tưởng nhớ đến tổ tiên. Phổ biến đặc biệt trong văn hóa Á Đông. Hầu như trong mỗi gia đình Việt Nam đều có một chiếc bàn thờ hay tủ thờ. Với công dụng chính là để bày biện các món đồ thờ cúng cần thiết như bát hương, nến, chân đèn, lọ hoa, mâm ngũ quả,…

Thay vì sở hữu chiếc bàn thờ truyền thống có tủ đồ để riêng tốn diện tích. Ngày nay, với các thiết kế tối giản, tinh gọn, gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn tủ thờ cho không gian thờ cúng của gia đình.

Những lưu ý khi lựa chọn tủ thờ

Chất liệu của tủ thờ

Chất liệu tủ thường được làm từ các loại gỗ tự nhiên, để mang lại sự ấm áp. Nên chọn những loại gỗ có khả năng chống mối mọt để giúp tăng tuổi thọ sử dụng. Đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.

Một số loại gỗ thường được sử dụng:

– Gỗ gụ: là một loại gỗ cứng, chắc chắn và có độ bền cao. Gỗ thường có màu nâu đậm đến đen và được đánh giá cao về tính chất thẩm mỹ.

– Gỗ sồi: Sồi là loại gỗ cứng và đẹp, thường được sử dụng trong nhiều loại nội thất. Gỗ có màu sáng và đường vân tự nhiên.

– Gỗ hương: thường có mùi thơm tự nhiên và màu nâu sáng. Nó được ưa chuộng vì tính chất thơm mùi và chống mối mọt.

– Gỗ vàng tâm: chất gỗ nhẹ nhưng cứng và chắc, mang lại độ bền cao khi sử dụng. Gỗ có hương thơm dễ chịu, chống mối mọt, chịu nước và độ ẩm tốt, không lo gãy hay mục trong quá trình sử dụng. Do vậy, loại gỗ này luôn đứng đầu trong các loại gỗ để làm bàn thờ gia tiên.

– Gỗ tràm: gỗ có tính bền, khả năng chịu nước, chịu ẩm tốt, ít bị mối mọt. Tiết diện thân cây lớn nên gỗ tràm có thể tạo ra những mẫu bàn thờ nguyên tấm rất đẹp.

– Gỗ thông: có kết cấu mềm, dễ chạm trổ hoa văn nên thường được chọn làm bàn thờ treo. Gỗ thông có khả năng chịu lực cao, nhờ vào chất nhựa tự nhiên có trong thân gỗ nên hiếm khi bị mối mọt xâm nhập.

Kích thước tủ thờ

– Đầu tiên, cần xác định vị trí lắp đặt. Sau đó bạn cần để ý đến chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và xác định các hạn chế không gian xung quanh, chẳng hạn như khoảng trống giữa tủ và các vật dụng khác;

– Sử dụng thước lỗ ban để chọn các kích thước phù hợp.

– Tủ không được quá to hoặc quá bé so với không gian thờ cúng để tránh làm mất đi phong thủy, vượng khí của gia đình;

– Xác định mục đích sử dụng để quyết định số lượng và kích thước các ngăn chia, kệ đựng cần thiết bên trong tủ;

– Cân nhắc đến chi tiết ngoại hình để đảm bảo thiết kế đồng bộ với đồ nội thất trong nhà.

Kinh nghiệm bảo quản tủ thờ

Tránh nơi có ánh nắng và nhiệt độ cao

– Tủ thờ hay không gian thờ cúng cần phải được đảm bảo tính âm để mang lại may mắn, tài lộc trong gia đình. Đồng thời để đảm bảo yếu tố về phong thủy và được bảo quản tốt. Không được để tủ bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

– Nếu tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời nhiều, sẽ dẫn đến gỗ bị co lại, cong vênh, rạn nứt. Làm ảnh hưởng đến độ bền của tủ.

– Tia cực tím là nguyên nhân chính làm cho lớp sơn cửa gỗ bị xỉn màu. Làm ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như các vật phẩm trong tủ thờ.

Chống mối mọt

– Nên đặt tủ thờ ở những vị trí cao, thoáng đãng, tránh ẩm thấp, không gần cửa và bị mưa hắt;

– Độ ẩm cao sẽ khiến gỗ bị phồng rộp. Điều kiện lí tưởng để mối mọt, vi khuẩn ẩm mốc phát triển.

Một số mẹo:

– Khi lau chùi tủ thờ, lưu ý không nên đổ nước trực tiếp lên tủ hay sử dụng khăn quá ướt để làm sạch;

– Nên sử dụng bình xịt nước tia nhỏ. Xịt vào tủ thờ và lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm, tránh làm ẩm hay trầy xước bề mặt tủ thờ.