10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nhà phố

Thiết kế là bước đi đầu tiên, cho kế hoạch thực hiện việc xây dựng một căn nhà phố. Thiết kế sẽ đóng vai trò xuyên suốt từ ban đầu cho đến khi hoàn thành xong căn nhà. Với vai trò quan trọng như vậy, đòi hỏi người kiến trúc sư phải có cho mình những kiến thức nền tảng tốt, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm nghề và đặc biệt phải có chuyên môn nghề nghiệp vững chắc.

Tuy nhiên, không phải nhà thiết kế nào cũng có những sản phẩm ưng ý và phù hợp. Những sai lầm về thiết kế vẫn xuất hiện trong các sản phẩm nhà phố hiện nay. Do đâu lại có những trường hợp này? Hãy cùng The Box tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chưa nghiên cứu kỹ hiện trạng

Nghiên cứu kỹ hiện trạng đặt nền móng cho sự thành công của bản vẽ thiết kế. Đồng thời đóng góp đáng kể cho giải pháp thi công và chi phí của công trình.

Trao đổi với chủ nhà về hiện trạng khu đất

Hiện trạng ở đây bao gồm các vấn đề:

– Hướng của căn nhà. Khi xem xét hướng của căn nhà, sự tiếp xúc của các căn nhà lân cận giúp người thiết kế điều chỉnh vị trí lấy sáng, thông gió, mở cửa phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng với những căn nhà nằm trong ngõ nhỏ, hoặc với những căn nhà hướng Tây.

– Hướng của căn nhà khi xem xét với hướng phù hợp của gia chủ về mặt phong thủy sẽ ảnh hưởng đến thiết kế, vị trí của cổng – cửa chính. Do đó sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc căn nhà.

– Hiện trạng còn bao gồm các vấn đề về: khoảng lùi, chỉ giới xây dựng, chiều cao giới hạn,… Khi tính toán những chi tiết này, cần tối ưu nhất có thể. Để vừa đáp ứng nhu cầu vừa đảm bảo về mặt cấp phép xây dựng.

Sơ đồ hiện trạng một khu đất

– Hiện trạng còn bao hàm cả địa chất, tình trạng kết cấu của nền đất xung quanh. Việc này ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế, phương án kết cấu. Thậm chí ảnh hưởng đến nhu cầu công năng (không thể làm hầm với một số trường hợp nguy hiểm, sạt lở,…)

– Hiện trạng còn tính đến vấn đề xử lý thoát nạn, thoát hiểm. Phương án chống ngập ở một số khu vực.

Với mỗi thiếu sót trong nghiên cứu hiện trạng, bản thiết kế sẽ không hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn hảo. Thậm chí có những lỗi khó khắc phục trong quá trình thi công.

Chưa thống nhất về ngân sách một cách rõ ràng

Ngân sách là thứ dẫn dắt, quyết định tất cả các vấn đề khác. Một số khách hàng vì lý do nào đó, không cung cấp ngân sách cho người thiết kế. Hoặc cũng có thể do người thiết kế còn thiếu kinh nghiệm, ngại hỏi, chưa đề cập đến vấn đề này trong các buổi làm việc ban đầu. Điều này dẫn đến việc kiến trúc sư không có đề bài cụ thể để bám theo, thiết kế tốn rất nhiều công sức điều chỉnh do tính toán chi phí vượt ngân sách.

Với những kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm thực tiễn, khi có ngân sách dự trù từ phía khách hàng, họ sẽ chủ động đưa ra các hướng dẫn lựa chọn phù hợp khoản tiền mà vẫn đáp ứng thiết kế. Điều này đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức sâu về vật liệu hoàn thiện, trang thiết bị, tính ứng dụng trong các điều kiện cụ thể khác nhau. Từ đó có lựa chọn phù hợp với công trình cụ thể.

Chưa làm việc rõ về phong cách thiết kế

Phong cách thiết kế là thứ được cả chủ nhà và người thiết kế quan tâm. Đây là vấn đề mà cả khách hàng và kiến trúc sư phải tìm được tiếng nói chung. Khách hàng phải biết mình muốn gì? Đồng thời người thiết kế cũng phải hiểu rõ mình có đáp ứng được yêu cầu đó không?

Một số khách hàng không tìm hiểu, hoặc không được kiến trúc sư cung cấp thông tin về các phong cách thiết kế. Dẫn đến việc thiết kế lộn xộn, thiếu tính nhất quán. Tốn kém chi phí thi công mà vẫn thiếu tính thẩm mỹ. Chắp vá và thô kệch.

Việc này đòi hỏi chủ nhà phải là người có kiến thức, tôn trọng ý kiến của kiến trúc sư. Hai bên hỗ trợ nhau để tìm kiếm giải pháp phù hợp. Đúng sở thích và mong muốn – đồng thời đáp ứng các tiêu chí thẩm mỹ kiến trúc.

Bài trí nội thất phòng khách theo phong cách Indochine

Một số phong cách thiết kế phổ biến hiện nay:

https://thebox.com.vn/phong-cach-minimalism-trong-thiet-ke-la-gi/

https://thebox.com.vn/kien-truc-tan-co-dien-trong-thiet-ke-duong-dai/

https://thebox.com.vn/industrial-phong-cach-thiet-ke-cong-nghiep/

https://thebox.com.vn/phong-cach-retro-trong-thiet-ke-noi-that/

https://thebox.com.vn/kien-truc-indochine/

Chưa tìm hiểu kỹ càng về nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu của khách hàng cần được thảo luận sâu sắc và nhiều lần. Một số khách hàng chưa thực sự biết mình cần gì. Sau nhiều buổi làm việc cùng kiến trúc sư, họ sẽ dần nhìn rõ hơn về các nhu cầu và tính thực tiễn của nó. Các nhu cầu do đó cũng sẽ được điều chỉnh lại cho hợp lý hơn. Thống nhất và biến thành nhiệm vụ thiết kế. Với mỗi lần điều chỉnh nhu cầu, các thiết kế sẽ phải điều chỉnh lại, hoặc thậm chí phải hủy bỏ – thay bằng phương án khác. Do đó nhu cầu công năng là thứ tối quan trọng, cần cân nhắc kỹ càng trước khi bắt tay vào thiết kế căn nhà.

Trao đổi về nhu cầu thiết kế của khách hàng tại công trình

Ghi chép cụ thể nhu cầu thiết kế của khách hàng

Chưa tránh các lỗi phong thủy trong thiết kế

Phong thủy là vấn đề được quan tâm nhiều trong nhà phố. Khi thiết kế, các kiến trúc sư cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực này, để tránh các lỗi không đáng có trong sản phẩm của mình.

Phong thủy trong bố trí mặt bằng nhà

https://thebox.com.vn/man-ban-ve-phong-thuy/

Một số hạng mục phổ biến được quan tâm có thể kể đến như:

– Kích thước Lỗ Ban: ô cửa, ô thoáng, bếp,…

– Số bậc thang, bậc tam cấp (tuân thủ nguyên tắc “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử “)

– Hướng cửa chính, cửa vệ sinh, hướng đầu giường, vị trí ban thờ,…

– Vị trí của khu vực vệ sinh, không gian sinh hoạt

– Hướng ra – vào của nước – lửa

– Màu sắc, vật liệu phù hợp mệnh gia chủ,…

https://thebox.com.vn/thuoc-lo-ban-ung-dung-trong-xay-dung/

https://thebox.com.vn/luu-y-khi-lua-chon-mau-son-tuong-phu-hop-phong-thuy/

Phong thũy cũng là khoa học thiết kế. Ngoài các vấn đề tâm linh, nó còn thể hiện sự tính toán hợp lý trong việc lưu thông “ khí “ trong nhà. Giải pháp phù hợp về chiếu sáng, chống nóng, thông gió tự nhiên,…

https://thebox.com.vn/thong-gio-tu-nhien-cho-nha-ong-cac-giai-phap-thong-dung/

https://thebox.com.vn/nhung-luu-y-khi-thiet-ke-phong-ngu/

https://thebox.com.vn/thiet-ke-nha-ve-sinh-dien-hinh-trong-nha-pho/

Lạm dụng thiết kế, sử dụng chi tiết một cách thái quá

Rất nhiều kiến trúc sư đã sử dụng phong cách thiết kế quá đà, lạm dụng chi tiết thái quá. Đi sai tiêu chí ban đầu của thiết kế nhà ở. Nếu yêu cầu đó đến từ chủ nhà thì cần có sự phản biện rõ ràng về quan điểm thiết kế, tư vấn các lựa chọn để chủ nhà là người quyết định.

Sự lạm dụng thiết kế này thường bắt gặp ở những công trình cổ điển với nhiều hoa văn trang trí xuất hiện khắp mọi ngóc ngách căn nhà. Hoặc một số công trình hiện đại với những mảng cong, tấm vòm – được kiến trúc sư sử dụng quá nhiều lần trong công trình gây cảm giác ngột ngạt, bội thực về thiết kế – thẩm mỹ. Từ đó tạo ra tác dụng “ ngược “ với mong muốn ban đầu!

Cái đẹp đến từ sự hài hòa,vừa đủ. Thống nhất, đồng điệu từ tổng thể đến chi tiết. Chứ không đến từ lối thẩm mỹ vụn vặt, cóp nhặt hay quá đà!

Kiến trúc rối rắm, mất thẩm mỹ

Thiếu kiến thức về vật liệu, trang thiết bị

Căn nhà là sản phẩm hữu hình, bản thiết kế là mô phỏng trên máy tính, giấy tay. Do đó còn một khoảng cách khá xa giữa bản vẽ và thực tế. Để sản phẩm xây dựng đúng với tính toán thiết kế, đòi hỏi kiến trúc sư phải có kiến thức sâu về vật liệu, trang thiết bị. Từ đó tính toán, sử dụng vào từng vị trí phù hợp trong thiết kế mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của căn nhà.

Kiến thức này hỗ trợ người thiết kế tư vấn cho khách hàng thêm nhiều mẫu mã, sản phẩm mới với chi phí phù hợp. Đa dạng hóa lựa chọn, thậm chí sáng tạo hơn trong quá trình thi công nhờ áp dụng các vật liệu mới.

Đá tổ ong ốp tường không gian nội thất

https://thebox.com.vn/da-to-ong-giai-phap-op-tuong-pho-bien/

https://thebox.com.vn/top-nhung-mau-cong-sat-hien-dai-va-thong-dung/

https://thebox.com.vn/gach-op-lat-nha-ve-sinh-nhung-dieu-can-luu-y/

https://thebox.com.vn/luu-y-khi-thi-cong-he-thong-dieu-hoa-khong-khi-nha-pho/

Không cập nhật các xu hướng thiết kế mới

Công nghệ vật liệu biến đổi từng ngày. Các mẫu mã xuất hiện thường xuyên và thay thế cho các vật liệu cũ. Kiến trúc sư nếu không theo dõi, cập nhật thường xuyên sẽ dẫn đến thiết kế đi vào lối mòn, nhàm chán, không theo kịp thời đại.

Giống như các ngành nghề liên quan đến tính sáng tạo khác, mỗi người thiết kế phải luôn trau dồi kiến thức chuyên môn. Liên tục áp dụng những công nghệ, xu hướng mới vào trong các sản phẩm thiết kế của mình. Điều này tạo tính độc đáo, cá nhân hóa cao, tránh trùng lặp và nhàm chán trong sản phẩm thiết kế.

 

Gạch bông gió làm vách ngăn trang trí phòng khách

https://thebox.com.vn/gach-bong-gio-giai-phap-trang-tri-noi-ngoai-that/

https://thebox.com.vn/tam-op-tuong-su-thay-the-cua-vat-lieu-truyen-thong/

https://thebox.com.vn/tuong-gach-tho-ung-dung-trong-trang-tri-kien-truc/

https://thebox.com.vn/be-tong-tran-hieu-ung-moi-la/

https://thebox.com.vn/gach-kinh-vat-lieu-hoan-thien-doc-dao/

Đặt cái tôi cá nhân quá lớn khi trao đổi về thiết kế

Đây là điều dễ gặp phải khi thiết kế công trình, đặc biệt là nhà phố. Nơi mà mỗi chủ thể đều có cái tôi lớn, luôn xuất hiện trong quá trình trao đổi về thiết kế giữa khách hàng & kiến trúc sư. Người thiết kế cần tìm kiếm giải pháp phù hợp, dung hòa giữa nhu cầu – mong muốn của chủ nhà với nguyên tắc thiết kế của bản thân.

Một số kiến trúc sư, sau khi nhận được sự tin tưởng của chủ nhà về chuyên môn, đã đặt cái tôi thiết kế quá lớn khi thiết kế căn nhà. Do đó sản phẩm hoàn thiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc, hình khối, bố cục,… Nhưng lại mang đến trải nghiệm sử dụng không phù hợp khi đi sâu vào thực tế sau này. Một số chi tiết sau khi khách hàng vào ở không hợp lý đã phải bỏ đi, gây lãng phí chất xám và chi phí thi công. Đi sai mục đích ban đầu của thiết kế.

Không sâu sát trong quá trình thi công để có điều chỉnh phù hợp

Nhà phố là sản phẩm mà khách hàng sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Thiết kế chỉ là bước đầu tiên của cả một quá trình. Để sản phẩm đó hoàn thiện nhất, hợp lý nhất – cần sự sâu sát của kiến trúc sư trong quá trình thi công căn nhà.

Khi người thiết kế bám sát sản phẩm của mình ngoài thực tế, sự nhìn nhận sẽ rõ nét hơn. Đồng thời sẽ hạn chế được các sai sót, hỗ trợ tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn theo thực tế thi công. Từ đó khách hàng sẽ là người được hưởng lợi cuối cùng.

Chia sẻ: